TÔN CHỈ CỦA GIÁO ĐOÀN CHÍNH GIÁC
Hội Đồng tu Chính Giác Phật giáo (佛教正覺同修會) là đoàn thể cộng tu do tăng đoàn Bồ Tát đại thừa và các học viên dưới sự lãnh đạo của Đạo sư Tiêu Bình Thực tổ chức nên, từ năm 1997 đã chính thức hoằng truyền Phật pháp “lấy Như Lai Tạng làm nòng cốt, thực chứng Tam thừa Bồ Đề” do đại sư Huyền Trang xác lập nên và dung nạp văn hóa Trung Quốc vào. Giáo đoàn Chính Giác do Đạo sư Bình Thực và mấy chục vị Thân giáo sư thành lập ra, hơn 20 năm nay giữ vững lập trường của đệ tử chính pháp của Đức Thế Tôn, dựa vào môn phong thanh tịnh bình dị thực chất, hành sự kín kẽ vững chắc, thực hiện công việc hoằng pháp lợi sinh. Về mặt dạy học, thì lấy pháp môn “niệm Phật vô tướng” làm phương tiện, rồi sau đó chuyển tiến thành tựu công phu khán thoại đầu, thâm nhập thực chứng đệ nhất Nghĩa đế trong Phật pháp của Thiền tông đại thừa Trung Quốc, từ đó về sau sẽ tinh tấn mãi mãi trên đạo Bồ Tát, thật xứng là đại diện và truyền thừa thực sự của văn hóa Thiền tông Trung Quốc.
Sách tiếng việt
QUÁN HÀNH ĐOẠN TAM PHỌC KẾT – THỰC CHỨNG SƠ QUẢ
Quỹ Giáo dục Chính Giác biên soạn
Thiền tông khi từ Thiên Trúc truyền ra, vốn dĩ là thực chứng thức thứ tám Như Lai Tạng trong “Thiên thượng thiên hạ, duy NGÃ độc tôn”, sau khi truyền vào Trung Quốc vẫn là như vậy, pháp cùng một vị, đều là thực chứng Như Lai Tạng “PHÁP lìa kiến văn giác tri” nói trong kinh, cũng tức là thức thứ tám Như Lai Tạng trong “cái vô giác quan gọi là TÂM TÍNH” được nhắc đến trong kinh, xưa nay không coi tâm linh tri vô niệm hoặc hữu niệm là mục tiêu tu chứng. Sự thực chứng của Hội Đồng tu Chính Giác chính là thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng chính là sở chứng của người thực chứng xưa nay trong Thiền tông Trung Quốc; Nghìn năm trước, vị thiền sư nổi tiếng đề xướng ra Mặc Chiếu thiền - thiền sư Thiên Đồng Hoằng Trí Chính Giác, và vị thiền sư Đại Huệ Tông Cao cùng thời vì hoằng dương Khán Thoại thiền mà nổi tiếng cũng đều nói rõ cái sở ngộ của Thiền tông chính là thức thứ tám Như Lai Tạng. Ngày nay các đại đạo tràng đều dị khẩu đồng thanh nói: “Minh Tâm mà Tiêu Bình Thực hoằng dương là chứng Như Lai Tạng, đều khác với sở chứng ‘tâm giác tri ly niệm linh tri, buông bỏ tất thảy phiền não’ của các đại đạo tràng chúng ta”, điều này đã chứng tỏ nội dung thực chứng mà các vị đại sơn đầu đang hoằng dương đều là Ý thức, chứ không phải là Như Lai Tạng mà Thiên Đồng Hoằng Trí Chính Giác và Kính Sơn Đại Huệ Tông Cao chứng ngộ. Những người có trí qua đây có thể biết rằng cái sở ngộ của các đại đạo tràng đều rơi vào trong Ý thức, chẳng khác gì so với cảnh giới của các ngoại đạo thường kiến, điểm khác biệt chỉ là bên ngoại đạo thường kiến không dùng các danh tướng Phật học để hoằng dương, còn các đại đạo tràng đều dùng danh tướng Phật học để hoằng dương cảnh giới tâm Ý thức giống như ngoại đạo thường kiến. --- Hội Đồng tu Chính Giác ---
CAM LỘ PHÁP VŨ
Pháp thí cam lộ và giải đáp nghi vấn
Đạo sư Tiêu Bình Thực
Thời mạt pháp, thấy ở bảo địa Đài Loan hiện nay Phật giáo biểu tướng (bề ngoài) phát triển vô cùng hưng thịnh, nhưng nếu truy xét kỹ bản chất của nó, thì đa phần là tà kiến phàm phu và tà kiến ngoại đạo trong Phật môn, trộn lẫn với chính pháp của Phật Đà, mê hoặc dối lừa chúng sinh; cho đến đem những pháp cảm ứng quỷ thần, và pháp có thể cầu được cam lộ của Dục giới để khoe khoang, gọi đó là chứng lượng Phật pháp, thật khiến cho những bậc có trí phiền lòng. “Pháp Vũ Cam Lộ” là khai thị của thầy tôi ở Hội niệm Phật Ý Liên Đài Viên vào cuối năm 2000. “Cam lộ” , tương truyền là chư thiên thời xưa đem các loại thuốc quý nhúng vào biển, lấy bảo sơn mài thành cam lộ, ăn vào thành tiên, được coi là trường sinh, cho nên gọi nó là thuốc bất tử. Thế Tôn không nỡ nhìn thấy chúng sinh sống mãi trong đêm dài, cầu thoát không có ngày ra, cho nên mới khai thị hai cửa đạo Giải thoát Niết Bàn và đạo Phật Bồ Đề. Cũng giống như thiên chủ của sáu tầng trời Dục giới lấy nước cam lộ tưới nhuần tất thảy chúng sinh, thì Phật cũng giống vậy, muốn để chúng sinh mãi mãi dứt khỏi sinh tử, đắc an lạc cứu cánh, cho nên mới truyền hai loại pháp môn cam lộ xuất thế gian này, đó mới là thuốc bất tử cứu cánh thật sự. Như trong “Diệu Pháp Liên Hoa kinh - phẩm Hóa thành dụ”, các Phạm Thiên vương làm kệ tán Phật rằng: “Bậc trí thiên nhân tôn, thương xót loài quần manh, mở cánh cửa cam lộ, quảng độ khắp tất thảy”, chính là nói ý này vậy.
LÀM THẾ NÀO TU CHỨNG ĐẠO GIẢI THOÁT
Đạo sư Tiêu Bình Thực
Ebook
Tình hình diễn giải sai Phật pháp trong giới học Phật ngày nay diễn ra rất phổ biến, Đạo sư Bình Thực với chứng lượng “Đạo Chủng trí” đã dẫn dắt tăng đoàn Bồ Tát thắng nghĩa “Hội Đồng tu Chính Giác”, giới thiệu “Hai đạo chủ yếu” của Phật pháp: đạo Giải thoát và đạo Phật Bồ Đề để pháp nghĩa và thứ tự tu hành trong Phật giáo được hiển bày rõ ràng trước đại chúng, trong giới Phật giáo ngày nay quả thực là hy hữu hiếm có. Bốn quả vị của “đạo Giải thoát”: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán (La Hán) lấy đoạn “Ngã kiến” làm nền tảng, tiến đến đoạn trừ “Tư hoặc”. Còn “đạo Phật Bồ Đề” thì lấy “Minh Tâm” làm nền tảng, do “Phúc, Huệ” viên mãn mà cuối cùng chứng được Phật quả cứu cánh.
Từ khóa: Tam phọc kết, ngũ Hạ phần kết, ngũ Thượng phần kết, phiền não chướng, hiện hành, tập khí, chủng tử, sinh tử phân đoạn, sinh tử biến dị, sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả, đại Bát Niết Bàn, giải thoát, tứ A Hàm, nhị thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, Bích Chi Phật, A La Hán, duyên khởi tính không, uẩn, xứ, giới, quán hành, tu chứng, thế tục đế, Phật giáo nhân gian, tăng chúng xuất gia, Thượng Tọa bộ, trụ trì biểu tướng, Xuất Ly quan, An Ẩn quan.
NGÃ VÀ VÔ NGÃ
- Từ Ngã và vô ngã nói đến Lý Sự viên dung
Đạo sư Tiêu Bình Thực
我與無我
Cuốn sách này giải thích về chính lý “Ngã và vô ngã” trong đạo Phật Bồ Đề, giúp cho người học Phật hiểu được mật ý nói ẩn nói hiện trong Phật pháp, thật sự hiểu rõ về lý Trung đạo của Phật pháp, từ đó mãi mãi không còn bị rơi vào trong tà kiến “tất thảy pháp không” của đoạn diệt không vô ngã, dần dần có thể nhập vào chính lý chân thực của Phật giáo, nuôi trồng nhân duyên kiến đạo trong đại thừa Bồ Đề.
CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Mật tông Tây Tạng xưa nay vốn được mọi người coi là Phật giáo Đại thừa chính thống, có tên gọi khác là Phật giáo Tạng truyền hoặc dòng Kim Cương thừa, song hành cùng với Phật giáo Hán truyền và Phật giáo Nam truyền. Đối với thế giới phương Tây mà nói, thì họ tiếp xúc với Phật giáo Tạng truyền lần đầu tiên thông qua ngả Bắc Ấn Độ cách đây hơn 100 năm, khởi nguồn từ một đoàn thám hiểm người Anh đi khám phá vùng núi Himalaya và phát hiện ra một thế giới hoang sơ với nhiều điều bí ẩn. Tin tức được loan truyền, và từ đó đến nay, thế giới Âu Mỹ vẫn mặc nhiên hiểu rằng Phật giáo ở Tây Tạng là Phật giáo Đại thừa thực sự được lưu truyền lại. Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người không ngờ tới rằng những gì mọi người hiểu biết về Phật giáo Tạng truyền xưa nay đều là sai lầm và phiến diện một cách nghiêm trọng. Đây thực chất là một cú lừa thiên niên kỷ đã được che đậy, ngụy trang, truyền thừa một cách vô cùng khéo léo và tinh vi.